Đề cương ôn tập văn 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II

VĂN 9 – NĂM HỌC 2017-2018

A/ VĂN HỌC:

I/ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

1/ Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào? Việc đọc sách có ý nghĩa gì?

2/ Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi :

-Nắm nội dung phản ánh,thể hiện của văn nghệ

-Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?

3/ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Vũ Khoan

-Nêu những yêu cầu,nhiệm vụ hết sức to lớn và cấp bách đang đặt ra cho dất nước ta,cho thế hệ trẻ hôm nay là gì?

-Những điểm mạnh và điểm yếu trong thói quen và tính cách của con người Việt Nam.

– Những điểm mạnh và điểm yếu đó có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đất nước ta đi lên công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước ngày nay.

4/Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten của Hi-pô-lit Ten. So sánh hình tượng con chó sói và con cừu trong thơ ngụ ngôn và của nhà khoa học

II/ TRUYỆN HIỆN ĐẠI

1/ Truyện “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu và “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh khuê.

-Yêu cầu nắm tác giả, tác phẩm.

-Nắm các tình huống và các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong truyện Bến quê. Truyện lưu ý người đọc điều gì?

-Hoàn cảnh sống, chiến đấu của những nữ Thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Suy nghĩ về nhân vật Phương Định. Suy nghĩ về tuổi trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mĩ ác liệt nhất.

III/ TRUYỆN NƯỚC NGOÀI:

1/ Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang : Nắm tác giả, xuất xứ đoạn trích.

-Tinh thần lạc quan, bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn được thể hiện như thế nào qua bức chân dung tự họa và qua giọng kể của nhân vật?

2/ Bố của Xi-mông: Nắm tác giả và tác phẩm.

-Nêu diễn biến tâm trạng của Phi-líp trong truyện. Nhan đề truyện gắn với nhân vật nào? Truyện ca ngợi điều gì?

3/ Con chó Bấc của Giắc Lân-đơn:

-Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào “Tâm hồn”của con chó Bấc.

III/ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

  • Học thuộc tất cả các bài thơ : Con cò,Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác,Sang thu, Nói với con ,Mây và sóng.

-Nắm tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Phân tích nội dung và nghệ thuật của từng bài thơ.

B/ TIẾNG VIỆT:

1/Khởi ngữ là gì? Cho ví dụ

2/ Thế nào là thành phần biệt lập? Kể tên các thành phần biệt lập đã học. Nêu định nghĩa và cho ví dụ.

3/ Liên kết câu và liên kết đoạn văn là gì? Kể tên các phép liên kết đã học.

4/ Định nghĩa nghĩa tường minh và hàm ý. Cho ví dụ

5/ Làm tất cả các bài tập phần ôn tập Tiếng Việt và ngữ pháp.

C/ TẬP LÀM VĂN:

I/ Lí thuyết: Nắm : -Nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống.

-Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

-Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

-Nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ.

2/ Thực hành: Làm lại các đề trong sách giáo khoa

-Làm các đề tiêu biểu:

1/ Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng

2/Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp?

3/ Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc trong bài thơ” Ánh trăng”

4/ Nêu suy nghĩ của em về tình cha con trong bài thơ” Nói với con” của nhà thơ Y Phương.

5/ Những đặc sắc trong bài thơ “ Viếng lăng Bác”  của Viễn Phương.

6/ Phân tích bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

————————————————————————————————————