kiểm tra truyện trung đại _ văn 9

Ngày đăng: Lượt xem:

PHÒNG GDĐT ĐẠI LỘC
TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
Thời gian : 45 phút Điểm
A/ MA TRẬN
Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
1. Đọc hiểu
– Văn bản thơ (tích hợp Tiếng Việt, TLV) – Nhận biết tác giả, thể thơ và PTBĐ
– Nhận biết về BPTT – Trình bày được nội dung đoạn trích – Trình bày quan điểm cá nhân về một vấn đề liên quan đến đoạn trích. Số câu: 4
Số điểm:6
Số câu : 4
Số điểm : 6
Tỉ lệ %: 60 Số câu: 2
Số điểm: 2
TL: 20% Số câu: 1
Số điểm: 2
TL: 20% Số câu: 1
Số điểm : 2,0
TL: 20%
2. Tạo lập văn bản:
VB nghị luận Viết đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong một đoạn trích đã học. Số câu: 1
Số điểm: 4
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ %: 40 Số câu: 1
Số điểm: 4
TL: 40%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ % Số câu: 2
Số điểm: 2
TL: 20 Số câu: 1
Số điểm: 2
TL: 20 Số câu: 2
Số điểm: 6
TL: 60 Số câu: 5
Số điểm: 10
TL: 100

PHÒNG GDĐT ĐẠI LỘC
TRƯỜNG THCS TÂY SƠN
Họ và tên:………………….
Lớp:…..
KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 9
Thời gian : 45 phút Điểm
I/ Đọc- hiểu văn bản: (6 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Ngữ văn 9- tập 1)
Câu 1: Hãy cho biết tên tác giả, thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên ? (1,5đ)
Câu 2: Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu ? (0,5đ)
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (2,0đ)
Câu 4: Qua đoạn thơ, em hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa và ước muốn của em về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay? (2,0đ)
II/ Tạo lập văn bản: (4 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 250 chữ) trình bày cảm nhận của em về người anh hùng Nguyễn Huệ qua đoạn trích Hoàng Lê nhất Thống chí.

( Lưu ý : Học sinh làm bài ở giấy làm bài và không chép lại đề)

C/ HƯỚNG DẪN CHẤM
I/ Đọc- hiểu văn bản ( 6 điểm)
Câu 1 (1,5đ) Mỗi ý đúng 0,5đ
– Tác giả: Nguyễn Du
– Thể thơ: Lục bát
– Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 2 (0,5đ) Biện pháp điệp ngữ
Câu 3 (2,0đ)
– Thể hiện tâm trạng cô đơn, thân phận trôi nổi vô định của Kiều. (0,5đ)
– Dự báo tai họa khủng khiếp sắp xảy ra. (0,5đ)
– Thể hiện sự đồng cảm, xót thương của tác giả trước những sóng gió, tai họa đang vây bủa, vùi dập Kiều. (1,0đ)
Câu 4: (2,0đ)
Mức độ 1: 2,0 điểm
– Người phụ nữ trong xã hội xưa phải chịu nhiều bất công, oan trái.
– Ước mong: Tất cả phụ nữ ngày nay được gia đình và xã hội tôn trọng.
Mức độ 2: 1,0 điểm
– Học sinh trả lời trọn vẹn được một trong 2 ý ở mức độ 1.
Mức độ 3: 0 điểm
– Học sinh không trả lời được hoặc trả lời nhưng không đúng.
II/ Tạo lập văn bản: (4 điểm)

Tiêu chí Điểm
a. Cấu trúc đoạn văn Đảm bảo thể thức của một đoạn văn (Hình thức đoạn văn, cấu trúc đoạn văn). 0.5
b. Vấn đề cảm nhận Xác định đúng vấn đề: Trình bày cảm nhĩ của em về vẻ đẹp của người anh hung Nguyễn Huệ qua đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí 0.5
c. Lập luận Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn theo định hướng:
– Hành động mạnh mẽ, quyết đoán( hành động xông xáo, nhanh gọn,
có chủ đích)
– Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén
-Ý chí quyết thắng, có tài nhìn xa trông rộng
-Là bậc kì tài về quân sự
-Oai phong, lẫm liệt trong trận chiến
– Cảm phục tài năng của bậc anh hùng. 2.0
d. Sáng tạo Diễn đạt độc đáo, có cảm nhận riêng về vấn đề đặt ra 0,5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0.5

Download (DOCX, 20KB)